Các cuộc tiếp xúc với phương Tây Vương_quốc_Ayutthaya

Tấm biển kỷ niệm ở Lopburi cho thấy vua Narai với các đại sứ Pháp

Năm 1511 Ayutthaya đã tiếp đón một đoàn ngoại giao từ Bồ Đào Nha, những người đã xâm chiếm Malacca đầu năm đó. Có lẽ họ là những người châu Âu đầu tiên viếng thăm đất nước này. Năm năm sau lần tiếp xúc đầu tiên đó, Ayutthaya và Bồ Đào Nha đã ký một hiệp ước cho phép người Bồ Đào Nha buôn bán ở vương quốc này. Một hiệp ước tương tự năm 1592 đã cho người Hà Lan một vị trí đặc quyền trong việc mua bán lúa gạo.

Những người nước ngoài được tiếp đọn trọng thị ở triều đình của Narai (16571688), một nhà vua có tầm nhìn thế giới tuy thận trọng về ảnh hưởng của bên ngoài. Các mối quan hệ thương mại quan trọng được tạo lập với Nhật Bản. Các công ty thương mại Anh và Hà Lan được phép lập nhà máy và các phái đoàn ngoại giao Thái được phái tới Paris hay La Hague. Nhờ duy trì những mối quan hệ này, triều đình Thái đã khéo léo khiến Hà Lan chống lại Anh và Pháp, tránh được một sự ảnh hưởng thái quá của một cường quốc.

Năm 1664, tuy nhiên, người Hà Lan đã sử dụng vũ lực bắt phải ký một hiệp ước ban cho họ đặc quyền ngoại giao cũng như quyền tự do thương mại hơn. Với sự thúc giục của bộ trưởng ngoại giao của mình, nhà thám hiểm Hy Lạp Constantine Phaulkon, Narai đã quay sang nhờ Pháp giúp đỡ. Các kỹ sư Pháp đã xây công sự và một cung điện tại Lopburi cho Narai. Ngoài ra, những người truyền giáo Pháp đã tham gia giáo dục và y tế và đã mang đến báo in đầu tiên ở nước này. Sự quan tâm cá nhân của Louis XIV được thức tỉnh bởi những báo từ những nhà truyền giáo rằng Narai có thể được thuyết phục chuyển qua Cơ Đốc giáo.

Trong gia đoạn đầu thế kỷ 20, Thái Lan sau khi học tập các bài học kinh nghiệm từ Myanma, một nước có quân đội mạnh nhưng không thể bảo vệ khỏi sự tấn công của quân đội Anh năm 1885 đã áp dụng các biện pháp ngoại giao khôn khéo và thỏa hiệp với các cường quốc phương Tây và với Nhật Bản.